Để bé khỏe mạnh trong suốt mùa đông

Để bé khỏe mạnh trong suốt mùa đông 
Để bé khỏe mạnh trong mùa lạnh
Thời điểm giao mùa bắt đầu đến, cũng là lúc các em bé phải đối diện với nhiều nguy cơ mắc bệnh nhất. Khi đó, bạn cần có những kinh nghiệm cơ bản để chăm sóc con cái, giữ cho các bé luôn khỏe mạnh trong suốt mùa đông.


Giữ ấm là điều quan trọng nhất
Để chống lại cái lạnh trong những ngày Đông, bạn phải đặc biệt chú ý tới việc mặc quần áo ấm cho trẻ. Hạn chế cho con ra ngoài vào những thời điểm nhiệt độ quá thấp như sáng sớm và đêm, khi sương còn nhiều. Phòng ngủ cần trang bị cửa kính kín đáo để tránh gió lùa.
Ngoài ra, bạn nên khuyến khích trẻ vận động nhẹ để giữ ấm. Tuy nhiên, khi bé vận động sẽ ra nhiều mồ hôi, đòi hỏi các bậc phụ huynh phải chọn quần áo chất liệu thấm hút tốt, dễn đóng mở, có độ rộng vừa phải để không gây cảm giác khó chịu, tránh mồ hôi thấm ngược vào cơ thể gây cảm lạnh.
Vào mùa lạnh, nếu sàn nhà bạn không được trải thẩm thì cần chú ý đi tất cho trẻ. Tất giúp giữ ấm gan bàn chân. Vì vậy, nên chọn loại tất dày với chất liệu có khả năng thấm hút cao, co giãn tốt. Bởi trẻ rất hiếu động nên dễ bị trượt ngã nếu chạy nhảy ở khu vực sàn, sân trơn láng, vì vậy, hãy chọn loại chống trơn trượt hiện đã có bán phổ biến trên thị trường.
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Bạn có thể cân nhắc bổ sung vào thực đơn của con những món ăn giúp cơ thể ấm hơn, hạn chế tối đa nguội lạnh. Những món ăn nhìn ngon mắt và đầy đủ dưỡng chất, những bát súp thơm lừng, nóng hổi không chỉ cung cấp dinh dưỡng cần thiết mà còn giúp con tăng cường sức đề kháng trong những ngày đông giá lạnh.
Việc thay đổi thực đơn của con mỗi ngày cũng cần thiết với thịt, cá, trứng, tôm, rau, quả… và cả sữa chua, váng, sữa, phô mai. Các bà mẹ nên hâm nóng thức ăn cho con trong mọi bữa ăn, để bé thích thú hơn, ăn ngon miệng hơn.
Những cốc nước hoa quả ngon lành, đẹp mắt, khi thì cốc nước cam, nước quýt, khi thì cốc xoài, đu đủ, hoặc nước táo, nước nho…luôn có trong thực đơn hằng ngày của con. Bởi lẽ chúng mang đến cho con hệ miễn dịch cao, sức đề kháng tốt nhất.
Nước vẫn là chìa khóa vàng
Dấu hiệu điển hình vào mùa đông cho thấy con cần nhiều nước là da bị khô, nẻ. Đối với những bé thường ở trong phòng điều hòa và tiếp xúc với quạt sưởi thì việc bổ sung nước vào mùa đông cần thiết hơn bao giờ hết. Hơn nữa, nếu bé không uống được nước đầy đủ sẽ gây bất lợi cho sức khỏe bởi bé sẽ dễ bị khô họng dẫn đến ho gió, ho khan. Tình trạng kéo dài dễ chuyển thành bệnh mãn tính. Để tránh da bị khô, các mẹ có thể tham khảo sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ nhỏ.
Tắm cho trẻ cũng là vấn đề
Trời mùa đông, các bậc phụ huynh hay sợ bé lạnh nên thường đóng bỉm cho bé suốt ngày đêm hoặc hạn chế tắm cho bé. Đây không phải là cách bảo vệ bé hữu hiệu, thậm chí là một sai lầm phổ biến, đáng trách. Khi tắm cho trẻ, bạn cần chú ý những điều sau: trẻ cần được tắm trong phòng kín nếu dùng điều hòa thì nên bật trước đó khoảng 20 phút cho nhiệt độ trong phòng ấm lên ( khoảng 28-30 độ C), chuẩn bị sẵn khăn khô để lau người, quần áo, mũ, bít tất để mặc ngay sau khi tắm.
Nhiệt độ nước dễ tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể ( 36- 37 độ C). Trước khi tắm cho bé, nếu nhà có quạt sưởi, các mẹ có thể hơ qua quần áo của con vào quạt sưởi, sau đó ủ quần áo vào một cái khăn. Như vậy, khi mặc quần áo vẫn có hơi ấm và bé sẽ không bị rùng mình.
Khi tắm cho bé vào mùa đông bạn cần tuân theo một số bước cơ bản sau:
1. Chuẩn bị quần, áo, mũ, tất chân, khăn tắm choàng kín gió, máy sấy tóc trước tiên
2. Chuẩn bị nước ấm, đèn sưởi ấm nhà tắm hoặc quạt sưởi ấm cho bé tắm
3. 1 Viên cảm xuyên hương cho bé uống trước khi tắm 10 phút và 1 viên ngay sau khi tắm.
4. Tránh tuyệt đối gió khi cho trẻ tắm và sau khi tắm.
5. Tránh việc kết hợp cả gội đầu và tắm cùng một lần, hãy gội đầu nhanh rồi sấy khô tóc cho bé sau đó mới tắm.

Ảnh: Sưu tầm Internet

Phòng tránh bệnh đường hô hấp
Để phòng bệnh hô hấp mùa đông, quan trọng nhất là giữ đủ ấm cho trẻ, nhất là ấm hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Khi đi ngủ, cần mặc ấm cho trẻ. Cũng không ít bé ốm phải vào viện, một phần vì cha mẹ ủ bé quá kỹ. Khi đến khám, bác sĩ vén lưng áo bé lên để nghe phổi thì thấy lưng, ngực dính mồ hôi. Khi mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, mồ hôi sẽ bị ngấm ngược lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và có thể gây viêm phổi.
Để phòng bệnh hô hấp mùa đông mùa đông, quan trọng nhất là giữ đủ ấm hai bàn chân, ngực, cổ và đâu, tránh ra gió. Khi đi ngủ, cần mặc ấm cho trẻ. Cũng không ít bé ốm phải vào viện, một phần vì cha mẹ ủ bé quá kỹ. Khi đến khám, bác sỹ vén lưng áo bé lên để nghe phổi thì thấy lưng, ngực dính dính mồ hôi. Khi mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, mồ hôi sẽ bị ngấm ngược lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và có thể gây viêm phổi.
Ngoài ra, nếu bé bị cảm nhẹ thì có thể bạn không cần dùng thuốc cho con. Nên cho bé uống đủ nước ( đặc biệt là nước quá nhiều vitamin C), cho bé nghỉ ngơi để phục hồi sớm. Tránh tình trạng tự ý mua kháng sinh và điều trị cho con.

Để bé khỏe mạnh trong suốt mùa đông
Chuyển lên trên